No products in the cart.
Roll over image to zoom in
Cá chình tươi sống
Liên hệ
- Xuất xứ: Phú Yên,Nha Trang.
- Quy cách: Giao hàng tươi sống nguyên con.
- Công dụng: Cá chình có nhiều đạm, nổi tiếng về sự bổ dưỡng, thịt béo thơm và lành, có tác dụng tráng dương bổ thận, rượu pha mật cá chình có tác dụng chữa bệnh đường ruột. Thậm chí, kinh nghiệm dân gian còn lưu truyền, khi phụ nữ sinh nở ăn cá chình kho nghệ thì rất bổ và lành, mau lại sức, lợi sữa. Cá chình có giá trị như vị thuốc, có thể sánh với yến sào, gân hươu.
Cá Chình tươi sống
Cá Chình là loại thủy đặc sản cao cấp, có thịt ngon, giá trị dinh dưỡng rất cao và còn là một vị thuốc.Cá chình tươi sống được ưa dùng tại các quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines…
Nguồn gốc xuất xứ Cá Chình
- Cá Chình là loài cá di cư, đến mùa sinh sản cá mẹ di chuyển từ những vùng nước ngọt, cửa sông ra biển và tìm chỗ thích hợp để đẻ trứng (chính vì đặc điểm này mà việc cho cá chình sinh sản nhân tạo rất khó). Cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành cá lại di cư ra biển sâu đẻ trứng. Nguồn cá giống hiện nay đều được khai thác từ tự nhiên ngoài cửa sông hay ven biển.
- Việc sinh sản nhân tạo cá Chình đến nay chưa có nước nào nghiên cứu thành công. Tất cả giống đều dựa vào việc khai thác tự nhiên ngoài cửa sông hoặc ven biển, Bà con nông dân thường thu gom cá Chình giống trong tự nhiên theo các phương pháp như: Dùng đèn tập trung cá theo tập tính hướng quang của nó vào ban đêm rồi dùng vợt để vớt; Đặt lưới đăng cố định ở cửa sông, nơi có cá con phân bố để đánh bắt; Dùng 2 thuyền lưới vây để vây cá con ở cửa sông ven biển rồi phân loại giữ lại cá chình.
Tập tính sinh học của cá chình.
- Cá Chình là loài cá da trơn có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác. Da và ruột cá có khả năng hô hấp, chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là cá có thể sống được khá lâu, trời mưa cá hoạt động rất khoẻ. Nhiệt độ từ 1 – 38oC cá đều có thể sống được, nhưng nhiệt độ thích hợp là từ 25 – 27oC.
- Là loài cá ăn tạp, trong tự nhiên khi còn nhỏ thức ăn chính của cá là động vật phù du và giun ít tơ, khi trưởng thanh là các loại động vật có xương sống, cá con, tôm, động vật đáy nhỏ và côn trùng thuỷ sinh.
Hình dáng bên ngoài:
- Đầu nhọn, mắt bé, miệng hơi chếch, môi dày, lưỡi tự do không dính vào đáy miệng mút nhọn của mõm và hàm dưới có gờ thịt, răng nhỏ và xếp trên hai hàm và xương khẩu cái thành các dải răng. Cá có 2 lỗ mũi, lỗ trước ở phía trước miệng, lỗ sau ở lỗ trước mắt, mũi rất nhỏ khi xuống bùn thì đóng lại để bùn không chui vào.
- Thân có hình trụ dài, dạng rắn, phía sau dẹp bên, có vảy xếp dạng hình chiếc chiếu, nhỏ, dạng trái xoan và vây chạy vùng quanh ngực. Chiều dài thân gấp 7 lần chiều dài đầu, gấp 3,5 lần chiều dài trước vây lưng và 2 lần chiều dài vây hậu môn. (Bình thường cá có chiều dài 50-70 cm ứng với khối lượng trung bình từ 0,6 – 1,7kg).
- Cá có vây lưng, vây hậu môn rất dài và nối liền với vây đuôi, vây ngực tròn ngắn, không có vây bụng. Cá Chình thường có màu vàng với màu nâu xanh đến đen trên lưng và bụng màu trắng, con nhỏ có màu hơi xám trắng đến vàng. Đặc biệt trên thân có nhiều hoa đen nên gọi là cá Chình hoa hay cá Chình bụng.
- Cá con mới lớn có hình lá liễu (hay còn gọi là lươn kính), trải qua nhiều quá trình biến thái trở thành cá Chình màu xám trắng và sau đó chuyển dần sang màu nâu đen.
- Thịt cá Chình màu trắng tươi, rất dai, ngọt và thơm. Da cá Chình giòn, dai và béo nhưng không ngậy. Cá càng lớn thịt càng chắc và ngon, bụng nhiều mỡ béo ngậy.
Phân biệt với các loại cá khác:
Để phân biệt cá Chình với những loại cá da trơn khác ta dựa vào đặc điểm về hình dáng bên ngoài của cá Chình. Đầu cá Chình nhọn hơi bẹt, mắt bé, cá không có vây bụng, dọc trên lưng có nhiều hoa đen … Sau khi chế biến, thịt cá mềm ăn dai dai không bở, da cá dầy …
Thành phần dinh dưỡng của cá Chình:
Cá chình được gọi là Mạn lệ ngư, cá lạc. Thịt cá Chình (Hay mạn lệ ngư nhục), được xem là có vị ngọt, tính bình với các tác dụng ‘bổ hư luy’, ‘khư phong thấp’, sát trùng. Thịt cá Chình được dùng trị ‘hư lao’ nóng trong xương, phong thấp, tê đau; cước khí, phong ngứa. Trị trẻ em cam tích; phụ nữ băng lậu. Trị trĩ và ngứ lở ngoài da. Theo dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam dùng thịt và một số bộ phận của Cá Chình để làm thuốc. Ngoài trong thịt cá chứa nhiều chất đạm, chất béo, sắt, kẽm,… rất bổ dưỡng cho các thành viên trong ra đình gia đình.
Những món ngon từ Cá Chình tươi sống.
1. Cá chình tươi sống nướng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1kg cá chình.
- 200g riềng, nghệ, gừng, 2 quả chanh, húng lủi.
- Gia vị cần có và mắm tôm.
Cách chế biến:
- Gừng, nghệ gọt hết vỏ, rửa sạch rồi cho vào cối giã nhỏ vắt lấy nước. Riềng gọt sạch vỏ, rửa sạch và giã nhỏ. Chanh vắt lấy nước cốt.
- Cá chình sơ chế sạch, rửa bằng nước giấm chua cho cá sạch nhớt, để ráo. Sau đó, cắt cá thành khúc dày khoảng 3-4cm, lọc bỏ hết xương. Cho nước gừng + nghệ, riềng giã nhỏ, mẻ, mắm tôm, hạt tiêu xay, dầu ăn vào đảo đều và ướp cá khoảng 20 phút.
- Đun nóng dầu, chiên cá sơ trên lửa nhỏ, tắt bếp. Sau đó, cho nước ướp từ bước trước vào cá và để thêm 10 phút.
- Nướng cá cho đến khi cá ngả màu vàng. Trong quá trình nướng dùng cọ quét đều nước ướp cá và dầu ăn lên cá để cá chín mềm.
- Xếp cá ra đĩa rồi trang trí cho đẹp mắt và ăn cá nướng cùng muối tiêu chanh, lá húng lủi. Đây là một món ăn từ cá chình biển dùng thích hợp để lai rai trên bàn nhậu
2. Lẩu cá chình :
Nguyên liệu cần có:
- 500g cá chình
- 2 cây sả, 1 củ cải trắng.
- Các loại rau nhúng lẩu.
- 500g xương heo.
- Gia vị
Cách chế biến:
- Làm sạch cá chình bằng muối, thái khúc, luộc với sả cho hết mùi tanh, bày ra đĩa.
- Chần xương qua nước sôi để hết mùi rồi hầm với củ cải trắng, sả cây để lấy nước, vớt hết xương, nêm gia vị.
- Sơ chế rau thật sạch, để ráo nước, xếp ra đĩa.
- Khi nào thưởng thức cho nước dùng vào nồi, cho hành tím vào, đun sôi, nhúng cá, rau.
3. Cá chình um chuối:
Nguyên liệu cần có:
- Cá chình: 1 con khoảng 1kg trở lên
- Thịt ba chỉ: 250 g
- Chuối xanh: 7 quả
- Đậu hũ: 6 miếng
- Bún: 1kg
- Gia vị: hạt tiêu, muối, đường, dấm, mắm tôm, riềng, mẻ, nghệ.
- Lá lốt, tía tô, hành hoa, ớt,…
Các bước thực hiện:
- Đun nóng nồi, cho dầu vào đun sôi, cho tỏi băm vào phi thơm
- Cho cá chình vào đảo đều rồi cho thịt ba chỉ thái mỏng, chuối cắt khoanh vừa ăn và đậu hũ cắt miếng vào.
- Nêm nếm với mắm tôm, hạt tiêu và các gia vị, đợi cho đến khi nồi om thật thơm
- Bỏ thêm chút nước, để lửa nhỏ và nấu cho đến khi nước kẹo lại là được.
- Cho thêm vào nồi ớt thái nhỏ và đảo lên rồi cho tía tô, hành lá, lá lốt vào đảo đều lần nữa thì tắt bếp là xong. Món ăn từ cá chình biển này ngon nhất là ăn với bún tươi.
4. Cá chình nhúng mẻ.
Nguyên liệu cần có:
- Cá chình: 500g
- Nửa chén nước mẻ (có thể gia giảm tùy theo khẩu vị gia đình)
- Cà chua: 100g
- Hành lá, bột nêm, nấm hương và các gia vị
Cách thực hiện:
- Nước mẻ cần phải nấu lên, thêm gia vị để giảm vị chua
- Thêm nước dùng, nấm hương, cà chua đã xào sơ qua vào
- Cá chình ướp gia vị cho ngấm, nhúng vào mẻ cho chín. Mùa đông ăn cá chình nhúng mẻ cùng bún chính là “số một” cho cả gia đình