Tôm càng xanh còn gọi là tôm càng sông, tôm lớn nước ngọt hay tôm Malaysia
Tôm càng xanh thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh dễ nhận biết, đôi khi có màu nâu nhạt, khi còn nhỏ có màu trong sáng. Trên giáp đầu ngực có những sọc xanh đen dọc hai bên. Tôm trưởng thành có những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẽ với màu trắng trongc ủa cơ thể.
Tôm trưởng thành là loài ăn tạp và ăn tầng đáy, nó sử dụng nhiều loại động vật khác nhau để làm thức ăn từ nhuyễn thể, giáp xác đến tảo sợi và kể cả chất thối rữa hữu cơ, và tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp.
Thịt lươn, có thành phần dinh dưỡng cao. Thịt lươn, rất giàu protein, và chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin E, Vitamin A và Vitamin B12 còn có phốt pho. Nhưng thịt lươn lại chứa nhiều Cholesterol xấu cho tim mạch.
Công dụng: Cá chình có nhiều đạm, nổi tiếng về sự bổ dưỡng, thịt béo thơm và lành, có tác dụng tráng dương bổ thận, rượu pha mật cá chình có tác dụng chữa bệnh đường ruột. Thậm chí, kinh nghiệm dân gian còn lưu truyền, khi phụ nữ sinh nở ăn cá chình kho nghệ thì rất bổ và lành, mau lại sức, lợi sữa. Cá chình có giá trị như vị thuốc, có thể sánh với yến sào, gân hươu.
Cá chạch lấu phân bố ở vùng Đông Nam Á thuộc hạ lưu sông Mê Kông như Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Việt Nam.
Ở Việt Nam, cá chạch lấu phân bố ở nhiều nơi từ Bắc tới Nam nhưng tập trung nuôi nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cá chạch lấu ưa sống ở các khe đá. Chúng cũng đẻ trứng ở các hang hốc, khe đá ven bờ.
Cá chạch lấu khá dễ nuôi và dễ tính, lại không kén ăn. Thức ăn ưa thích của cá chạch lấu là các loại giun, ấu trùngcôn trùng và côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá đồng, cá biển tạp, cua, ốc, tép, cá linh.
Cá chạchvị ngọt tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, trừ thấp. Nó thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm tình dục, viêm gan vàng da, mụn nhọt, lở loét, cơ thể suy nhược, mắc bệnh gan, thận mạn tính. Cách dùng chủ yếu để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể là dưới dạng món ăn – bài thuốc.